Sách “Ngữ pháp tiếng Đức giải thích đơn giản” dày 463 trang in màu tổng hợp đầy đủ kiến thức ngữ pháp từ A1 đến C1.
Nội dung chính
Sơ lược chung về đại từ phản thân
Đại từ phản thân (Reflexivpronomen) là đại từ được sử dụng để diễn tả những hành động do chính bản thân mình gây ra hoặc để nhấn mạnh hành động do chủ thể của hành động gây ra.
Đại từ phản thân được sử dụng với động từ phản thân (reflexive Verben) và động từ tương hỗ (reziproke Verben).
Đại từ phản thân chỉ ở 2 cách Akkusativ và Dativ.
Các dạng khác nhau của đại từ phản thân
Đại từ phản thân được xác định bởi chủ ngữ và cách:
Đại từ nhân xưng | Đại từ phản thân (Akkusativ) | Đại từ phản thân (Dativ) |
ich | mich* | mir* |
du | dich* | dir* |
er/sie/es | sich | sich |
wir | uns | uns |
ihr | euch | euch |
sie/ Sie | sich | sich |
Ở bảng trên ta có thể thấy sự khác biệt ở cách Akkusativ và Dativ đối với đại từ phản thân ở ngôi thứ 1 số ít “ich” và ngôi thứ 2 số ít “du”.
Cách sử dụng của đại từ phản thân
Sử dụng với động từ phản thân (reflexive Verben)
Động từ phản thân là động từ mà tác động ngược lên chủ thể gây ra hành động đó.
Thông thường, đại từ phản thân sẽ luôn nằm ở cách Akkusativ.
Tuy nhiên, nếu trong câu có hai tân ngữ thì đại từ phản thân sẽ nằm ở cách Dativ.
Ví dụ:
• “Ich wasche mich.” (Tôi tự tắm cho mình.) – Akkusativ
• “Ich wasche mir das Gesicht.” (Tôi tự rửa mặt cho mình.) – Dativ
Sử dụng với động từ tương hỗ (reziproke Verben)
Động từ tương hỗ là động từ được dùng với chủ ngữ chỉ ở dạng số nhiều, để thể hiện sự tương tác lẫn nhau của người hoặc vật.
Ví dụ:
• “Die 2 Männer sehen sich.” = “Die 2 Männer sehen einander.” (2 người đàn ông nhìn lẫn nhau.)
• “Wir streiten uns.” = “Wir streiten miteinander.” (Chúng tôi cãi nhau.)
Một số động từ tương hỗ khác như: sich kennen (biết nhau), sich lieben (yêu nhau), sich einigen (đồng ý), sich küssen (hôn nhau).
Vị trí của đại từ phản thân ở trong câu
Ta sẽ đi xác định vị trí của đại từ phản thân ở trong mệnh đề chính (Hauptsatz), mệnh đề phụ thuộc (Nebensatz), và câu hỏi (Fragesatz).
1. Mệnh đề chính
Tùy thuộc vào vị trí của chủ ngữ ở trong mệnh đề chính mà đại từ phản thân sẽ có vị trí khác nhau. Ta có 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Chủ ngữ đứng ở vị trí số 1
Khi chủ ngữ đứng ở vị trí số 1 thì đại từ phản thân luôn đứng sau động từ.
Ví dụ:
• Peter putzt sich jeden Abend die Zähne. (Peter đánh răng vào mỗi tối)
Đại từ phản thân “sich” đứng sau động từ “putzt”
Trường hợp 2: Chủ ngữ không đứng ở vị trí số 1
Khi chủ ngữ không đứng ở vị trí số 1 thì đại từ phản thân có thể đứng trước hoặc đứng sau chủ ngữ.
a) Đại từ phản thân đứng trước chủ ngữ
Ví dụ:
• Jeden Abend putzt sich Peter die Zähne. (Vào mỗi tối Peter đánh răng)
Đại từ phản thân “sich” đứng trước chủ ngữ “Peter”.
b) Đại từ phản thân đứng sau chủ ngữ
Ví dụ:
• Jeden Abend putzt Peter sich die Zähne. (Vào mỗi tối Peter đánh răng)
Đại từ phản thân “sich” đứng sau chủ ngữ “Peter”.
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ ngữ là đại từ nhân xưng thì đại từ phản thân luôn đứng sau chủ ngữ.
Ví dụ:
• Jeden Abend putzt er sich die Zähne. (Vào mỗi tối anh ấy đánh răng)
Đại từ phản thân “sich” đứng sau chủ ngữ “er”.
2. Mệnh đề phụ thuộc
Ở trong mệnh đề phụ thuộc, động từ luôn đứng ở vị trí cuối câu. Đại từ phản thân trong mệnh đề phụ thuộc khi đó có thể đứng trước chủ ngữ hoặc đứng sau chủ ngữ.
a) Đại từ phản thân đứng trước chủ ngữ
Ví dụ:
• Ich denke, dass sich Peter jeden Abend die Zähne putzt. (Tôi nghĩ, rằng Peter đánh răng vào mỗi tối)
Đại từ phản thân “sich” đứng trước chủ ngữ “Peter”.
b) Đại từ phản thân đứng sau chủ ngữ
Ví dụ:
• Ich denke, dass Peter sich jeden Abend die Zähne putzt. (Tôi nghĩ, rằng Peter đánh răng vào mỗi tối)
Đại từ phản thân “sich” đứng sau chủ ngữ “Peter”.
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ ngữ là đại từ nhân xưng thì đại từ phản thân luôn đứng sau chủ ngữ.
Ví dụ:
• Ich denke, dass er sich jeden Abend die Zähne putzt. (Tôi nghĩ, rằng anh ấy đánh răng vào mỗi tối)
Đại từ phản thân “sich” đứng sau chủ ngữ “er”.
3. Câu hỏi
Trong câu hỏi có dạng (Ja/Nein- Frage) hoặc câu hỏi có từ để hỏi (Frage mit Fragewort) thì đại từ nhân xưng có thể đứng trước chủ ngữ hoặc đứng sau chủ ngữ.
a) Đại từ phản thân đứng trước chủ ngữ
Ví dụ:
• Worauf freut sich Thomas? (Thomas đang mong chờ điều gì?)
Đại từ phản thân “sich” đứng trước chủ ngữ “Thomas”.
b) Đại từ phản thân đứng sau chủ ngữ
Ví dụ:
• Freut Thomas sich auf das Konzert? (Thomas có mong chờ buổi hòa nhạc không?)
Đại từ phản thân “sich” đứng sau chủ ngữ “Thomas”.
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ ngữ là đại từ nhân xưng thì đại từ phản thân luôn đứng sau chủ ngữ.
Ví dụ:
• Wofür interessierst du dich? (Bạn quan tâm đến điều gì?)
Đại từ phản thân “dich” đứng sau chủ ngữ “du”.
Sách “Ngữ pháp tiếng Đức giải thích đơn giản” dày 463 trang in màu tổng hợp đầy đủ kiến thức ngữ pháp từ A1 đến C1.
Các bài viết liên quan
Về tác giả
Mình là Dương và là founder của Deutschduonghoang. Mình thích viết lách và thích chia sẻ những kiến thức liên quan đến tiếng Đức một cách thật dễ hiểu đến với nhiều người. Deutschduonghoang được ra đời với mục đích nhằm giúp mọi người có thể tiếp cận với tiếng Đức một cách khoa học và hệ thống hơn. Hy vọng những thông tin ở trên web sẽ hữu ích đối với nhiều bạn đọc ^^