Sách “Ngữ pháp tiếng Đức giải thích đơn giản” dày 463 trang in màu tổng hợp đầy đủ kiến thức ngữ pháp từ A1 đến C1.
Nội dung chính
Sơ lược chung về động từ tách và động từ không tách
Trong tiếng Đức ta có thể tạo ra nhiều động từ hơn bằng cách ghép tiền tố vào động từ ban đầu. Và khi nó động từ mới được tạo ra sẽ có ý nghĩa hoàn toàn thay đổi so với động từ ban đầu.
Động từ tách (trennbare Verben) là động từ mà khi chia động từ thì phần động từ và phần tiền tố sẽ tách rời nhau.
Động từ không tách (untrennbare Verben) là động từ mà khi chia động từ thì phần động từ và phần tiền tố không thể tách rời khỏi nhau.
Phần tiền tố sẽ quyết định xem động từ thuộc loại động từ tách hay động từ không tách.
Ví dụ 1:
Ta có động từ “machen” (làm)
Thêm tiền tố auf vào động từ machen ta được động từ tách là động từ aufmachen với ý nghĩa mới là mở.
• Ich mache das Fenster auf: Tôi mở cửa sổ.
Như đã thấy khi chia động từ, phần tiền tố auf tách rời với phần động từ machen và được đặt xuống ở cuối câu. Phần động từ machen được chia như động từ bình thường.
Ví dụ 2:
Ta có động từ “suchen” (tìm kiếm)
Thêm tiền tố be vào động từ suchen ta được động từ không tách là động từ besuchen với ý nghĩa mới là thăm.
• Er besucht seinen Freund: Anh ấy thăm bạn của anh ấy.
Như đã thấy khi chia đông từ, phần tiền tố be và phần động từ suchen không tách rời nhau. Động từ không tách được chia như động từ bình thường.
Khi phát âm cần lưu ý cách nhấn trọng âm vào động từ tách và động từ không tách
a) Đối với động từ tách, cần nhấn trọng âm vào phần tiền tố.
Ví dụ động từ tách aufmachen, ta cần nhấn trọng âm vào phần tiền tố auf
b) Đối với động từ không tách, cần nhấn trọng âm vào phần gốc của động từ
Ví dụ động từ không tách besuchen, ta cần nhấn trọng âm vào such
Động từ tách
Một số tiền tố thường gặp của động từ tách có thể kể đến như : ab-, an-, auf-, aus-, bei-, ein-, dar-, hoch-, mit-, nach-, vor-, weg-, weiter-, zurück-, hin-, her-, zu-, zusammen-, vorbei-, teil–
Để hiễu rõ hơn về các tiền tố trên, hãy quan sát các ví dụ ở dưới đây.
1. Tiền tố ab-: absagen (hủy bỏ)
• Ich sage meinen Termin ab: Tôi hủy bỏ cuộc hẹn của tôi.
2. Tiền tố an-: ankommen (đến)
• Wann kommt der Bus an?: Khi nào thì xe buýt đến?
3. Tiền tố auf-: aufstehen (dậy)
• Ich stehe um 5 Uhr auf: Tôi dậy vào lúc 5 giờ.
4. Tiền tố aus-: ausmachen (tắt)
• Sie macht das Licht aus: Cô ấy tắt đèn.
5. Tiền tố bei-: beibringen (dạy)
• Meine Mutter bringt mir das Radfahren bei: Mẹ của tôi dạy tôi đi xe đạp.
6. Tiền tố ein-: einkaufen (mua sắm)
• Wir kaufen heute ein: Chúng tôi mua sắm vào hôm nay.
7. Tiền tố dar-: darstellen (miêu tả)
• Diese Grafik stellt die Ergebnisse deutlich dar: Biểu đồ này miêu tả rõ ràng kết quả.
8. Tiền tố hoch-: hochladen (tải lên)
• Wir laden Fotos in soziale Netzwerke hoch: Chúng tôi tải ảnh lên mạng xã hội.
9. Tiền tố mit-: mitnehmen (mang theo)
• Ich nehme meinen Laptop mit: Tôi mang theo máy tính xách tay của tôi.
10. Tiền tố nach-: nachdenken (suy nghĩ)
• Ich denke über meine Zukunft nach: Tôi nghĩ về tương lai của tôi.
11. Tiền tố vor-: vorlesen (đọc cho ai)
• Die Mutter liest ihren Kindern Märchen vor: Người mẹ đọc truyện cổ tích cho con của cô ấy.
12. Tiền tố weg-: wegfahren (lái xe đi)
• Sie fährt um 14 Uhr weg: Cô ấy lái xe đi vào lúc 14 giờ.
13. Tiền tố weiter-: weitermachen (tiếp tục)
• Er macht im September mit seinem Studium weiter: Anh ấy tiếp tục việc học của anh ấy vào tháng 9.
14. Tiền tố zurück-: zurückbringen (mang trở lại)
• Ich bringe dein Buch morgen zurück: Tôi mang sách của bạn trở lại vào ngày mai.
15. Tiền tố hin-: hinweisen (chỉ ra)
• Er weist mich auf einen Fehler hin: Anh ấy chỉ ra lỗi cho tôi.
16. Tiền tố her-: herstellen (sản xuất)
• Diese Firma stellt Autoteile her: Công ty này sản xuất phụ tùng ô tô.
17. Tiền tố zu-: zuhören (nghe)
• Hörst du mir zu?: Bạn có nghe tôi không?
18. Tiền tố zusammen-: zusammenarbeiten (hợp tác)
• Der Verkäufer arbeitet eng mit dem Hersteller zusammen: Người bán hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất.
19. Tiền tố vorbei-: vorbeikommen (đến thăm)
• Er kommt heute Nachmittag vorbei: Anh ấy đến thăm vào chiều nay.
20. Tiền tố teil-: teilnehmen (tham gia)
• Ich nehme an einem Kurs teil: Tôi tham gia vào một khóa học.
Động từ không tách
Một số tiền tố thường gặp của động từ tách có thể kể đến như: be-, emp-, ent-, er-, ge-, hinter-, miss-, ver-, zer-.
Để hiễu rõ hơn về các tiền tố trên, hãy quan sát các ví dụ ở dưới đây.
1. Tiền tố be-: beantworten (trả lời)
• Ich beantworte die Frage schnell: Tôi trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng.
2. Tiền tố emp-: empfehlen (giới thiệu)
• Er empfiehlt dieses Buch: Anh ấy giới thiệu cuốn sách này.
3. Tiền tố ent-: entdecken (khám phá)
• Kleine Kinder entdecken jeden Tag etwas Neues: Trẻ nhỏ khám phá điều gì đó mới mỗi ngày.
4. Tiền tố er-: erklären (giải thích)
• Er erklärt mit einer Zeichnung: Anh ấy giải thích với hình vẽ.
5. Tiền tố ge-: genießen (tận hưởng)
• Wir genießen die Sonne: Chúng tôi tận hưởng ánh nắng mặt trời.
6. Tiền tố hinter-: hinterlassen (để lại)
• Seine nassen Füße hinterlassen Fußabdrücke auf dem Boden: Đôi chân ướt của anh ấy để lại dấu chân trên sàn nhà.
7. Tiền tố miss-: missbrauchen (lạm dụng)
• Er missbraucht seine Macht nie: Anh ấy không bao giờ lạm dụng quyền lực của anh ấy.
8. Tiền tố ver-: verstehen (hiểu)
• Ich verstehe dich nicht: Tôi không hiểu bạn.
9. Tiền tố zer-: zerstören (tàn phá)
• Der Krieg zerstört unser Land: Chiến tranh tàn phá đất nước của chúng tôi.
Động từ tách hoặc động từ không tách
Một số tiền tố khi kết hợp với động từ có thể tạo ra động từ tách hoặc động từ không tách. Những tiền tố thường gặp là durch-, hinter-, über-, unter-, um-, wieder-, và wider–
Để nhận biết những động từ tách hoặc động từ không tách với những tiền tố trên, ta chỉ có thể dựa vào nghĩa của từ và ngữ cảnh của câu.
Trong văn nói, để phân biệt động từ tách hay động từ không tách ta dựa vào cách phát âm:
• Khi phần tiền tố không nhấn mạnh là động từ không tách.
• Khi phần tiền tố nhấn mạnh là động từ tách
Ta có một số động từ tách và động từ không tách hay gặp với các tiền tố đặc biệt ở trên như sau.
1. durchschauen
a) Động từ tách:
• Die Lehrerin schaut alle Tests noch einmal durch: Cô giáo xem lại tất cả các bài kiểm tra.
b) Động từ không tách:
• Ich durchschaue den Trick: Tôi nhìn thấu được mánh khóe.
2. durchschneiden
a) Động từ tách:
• Ich schneide das Band durch: Tôi cắt dải băng.
b) Động từ không tách:
• Die neue Straße durchschneidet den Park: Con đường mới cắt qua công viên.
3. übersetzen
a) Động từ tách:
• Ich setze mit einem Boot auf das Festland über: Tôi đi bằng thuyền vào đất liên.
b) Động từ không tách:
• Sie übersetzt die Briefe ihres Vater aus dem Vietnamesisch ins Deutsche: Cô ấy dịch những bức thư của bố của cô ấy từ tiếng Việt sang tiếng Đức
4. überziehen
a) Động từ tách:
• Sie zieht sich eine warme Jacke über: Cô ấy mặc một chiếc áo khoác ấm.
b) Động từ không tách:
• Er überzieht sein Konto um 200 Euro: Anh ấy thấu chi tài khoản của anh ấy 200 Euro.
5. umfahren
a) Động từ tách:
• Ich verliere die Kontrolle über das Auto und fahre das Verkehrsschild um: Tôi mất kiểm soát xe ô tô và đâm vào biển báo giao thông.
b) Động từ không tách:
• Er umfährt die Stadt: Anh ấy lái xe quanh thành phố.
6. umgehen
a) Động từ tách:
• Sie gehen mit uns freundlich um: Họ đối xử tử tế với chúng tôi.
b) Động từ không tách:
• Sie umgehen alle Verbote geschickt: Họ khéo léo né tránh mọi điều cấm.
7. umschreiben
a) Động từ tách:
• Der Journalist schreibt den Artikel um: Nhà báo viết lại bài báo.
b) Động từ không tách:
• Der Lehrer umschreibt das Wort: Thầy giáo diễn giải từ.
8. wiederholen
a) Động từ tách:
• Du holst dir dein Deutschbuch wieder: Bạn nhận lại cuốn sách tiếng Đức của bạn.
b) Động từ không tách:
• Du wiederholst die Vokabeln: Bạn ôn tập từ vựng.
Đặc điểm của động từ tách và động từ không tách
1. Động từ tách
a) Tiền tố được tách rời khi chia động từ
Ví dụ:
Động từ tách anrufen (gọi điện)
• Ich rufe dich morgen um 9 Uhr an: Tôi gọi điện cho bạn vào ngày mai lúc 9 giờ.
b) Tiền tố không được tách rời trong các trường hợp sau:
b1) Trong câu xuất hiện thêm động từ khuyết thiếu.
Ví dụ:
Động từ tách zumachen (đóng)
• Ich soll die Fenster zumachen: Tôi nên đóng cửa sổ.
b2) Trong câu xuất hiện thêm trợ động từ.
Ví dụ:
Động từ tách ausmachen (tắt)
• Er wird das Licht ausmachen: Anh ấy sẽ tắt đèn.
b3) Động từ tách nằm ở mệnh đề phụ thuộc
Ví dụ:
Động từ tách mitnehmen (mang theo)
• Du hast gesagt, dass du einen Regenschirm mitnimmst: Bạn đã nói rằng, bạn mang theo một chiếc ô
c) Đối với cấu trúc nguyên thể với zu, zu sẽ nằm ở giữa tiền tố và phần động từ của động từ tách.
Ví dụ:
Động từ tách abholen (đón)
• Ich habe vergessen, meine Mutter vom Flughafen abzuholen: Tôi đã quên, đón mẹ của tôi từ sân bay.
d) Đối với Partizip 2, ge- nằm ở phía sau tiền tố.
Ví dụ:
Động từ tách aufräumen (dọn dẹp)
• Er hat sein Zimmer aufgeräumt: Anh ấy đã dọn dẹp phòng của anh ấy.
2. Động từ không tách
a) Đối với cấu trúc nguyên thể với zu, zu sẽ đứng trước động từ không tách
Ví dụ:
Động từ không tách beaufsichtigen (giám sát)
• Ich habe die Pflicht, die Klasse zu beaufsichtigen: Tôi có nhiệm vụ, giám sát lớp học.
Động từ không tách
b) Đối với Partizip 2, sẽ không tồn tại dạng ge-
Ví dụ:
Động từ không tách bekommen (nhận được)
• Er hat ein Geschenk bekommen: Anh ấy đã nhận được một món quà.
Sách “Ngữ pháp tiếng Đức giải thích đơn giản” dày 463 trang in màu tổng hợp đầy đủ kiến thức ngữ pháp từ A1 đến C1.
Các bài viết liên quan
Về tác giả
Mình là Dương và là founder của Deutschduonghoang. Mình thích viết lách và thích chia sẻ những kiến thức liên quan đến tiếng Đức một cách thật dễ hiểu đến với nhiều người. Deutschduonghoang được ra đời với mục đích nhằm giúp mọi người có thể tiếp cận với tiếng Đức một cách khoa học và hệ thống hơn. Hy vọng những thông tin ở trên web sẽ hữu ích đối với nhiều bạn đọc ^^