Tính từ_Bài 24: Số đếm và số thứ tự trong tiếng Đức (die Kardinalzahlen und die Ordinalzahlen)

số đếm và số thứ tự trong tiếng Đức deutschduonghoang

Ta thường đề cập đến số đếm và số thứ tự trong tiếng Đức khi nói về số. Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn nắm được cách dùng số đếm và số thứ tự trong tiếng Đức trong nhiều trường hợp để tránh những nhầm lẫn không đáng có. Cùng theo dõi bài viết nhé!

Sách “Ngữ pháp tiếng Đức giải thích đơn giản” dày 463 trang in màu tổng hợp đầy đủ kiến thức ngữ pháp từ A1 đến C1.

Số đếm trong tiếng Đức

a) Số đếm từ 0 đến 12

Ta cần ghi nhớ các số cơ bản từ 0 đến 12 như sau:

 Số 0: null

 Số 1: eins

 Số 2: zwei

 Số 3: drei

 Số 4: vier

 Số 5: fünf

 Số 6: sechs                                         

 Số 7: sieben

 Số 8: acht

 Số 9: neun

 Số 10: zehn

• Số 11: elf

 Số 12: zwölf

b) Số đếm từ 13 đến 19

Với các số đếm từ 13 đến 19, đa số các số sẽ tuân theo quy tắc gọi tên như sau, những trường hợp ngoại lệ sẽ được đề cập ở phía dưới:

 Số 13: dreizehn

 Số 14: vierzehn

 Số 15: fünfzehn

 Số 16: sechzehn (ngoại lệ)

 Số 17: siebzehn (ngoại lệ)

 Số 18: achtzehn

 Số 19: neunzehn

Chú ý:

Ở đây ta có 2 trường hợp ngoại lệ là số 16 và số 17 không tuân theo quy tắc trên.

 Số 16: sechzehn (chứ không phải là sechszehn)

• Số 17: siebzehn (chứ không phải là siebenzehn)

c) Số đếm tròn chục

Với các số đếm tròn chục (20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90), đa số các số sẽ tuân theo quy tắc gọi tên như sau, những trường hợp ngoại lệ sẽ được đề cập ở phía dưới:

 Số 20: zwanzig (ngoại lệ)

 Số 30: dreißig (ngoại lệ)

 Số 40: vierzig

 Số 50: fünfzig

 Số 60: sechzig (ngoại lệ)

 Số 70: siebzig (ngoại lệ)

 Số 80: achtzig

 Số 90: neunzig

Chú ý:

Ở đây ta có 4 trường hợp ngoại lệ là số 20, số 30, số 60 và số 70 không tuân theo quy tắc trên.

 Số 20: zwanzig (chứ không phải là zweizig)

 Số 30: dreißig (chứ không phải là dreizig)

 Số 60: sechzig (chứ không phải là sechszig)

 Số 70: siebzig (chứ không phải là siebenzig)

d) Số lẻ hàng chục

Với các số đếm có hai chữ số mà hàng đơn vị là các con số từ 1 đến 9, để gọi tên ta sẽ phân tích như sau:

Số lẻ hàng chục = số đếm ở hàng đơn vị + số đếm tròn chục

Cách đọc số:

Chú ý: Nếu số đếm ở hàng đơn vị là 1 thì ta sẽ đọc là ein thay vì eins

Ví dụ:

Số 21: 21 = 1 + 20

Do đó số 21 sẽ được đọc là: einundzwanzig

Số 34: 34 = 4 + 30

Do đó số 34 sẽ được đọc là: vierunddreißig

Số 75: 75 = 5 + 70

Do đó số 75 sẽ được đọc là fünfundsiebzig

e) Số tròn trăm

Với các số đếm tròn chục (100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900), đa số các số sẽ tuân theo quy tắc gọi tên như sau, chỉ có số 100 là trường hợp ngoại lệ:

Số 100: einhundert (ngoại lệ)

Số 200: zweihundert

Số 300: dreihundert

Số 400: vierhundert

Số 500: fünfhundert

Số 600: sechshundert

Số 700: siebenhundert

Số 800: achthundert

Số 900: neunhundert

Chú ý:

Ở đây ta có 1 trường hợp ngoại lệ là số 100 không tuân theo quy tắc trên.

 Số 100: einhundert (chứ không phải là einshundert)

f) Số từ 101 đến 119

Với các số từ 101 đến 119 để gọi tên ta sẽ phân tích như sau:

Số (101 đến 119) = Số đếm hàng trăm + số đếm hàng chục/ số đếm hàng đơn vị

Cách đọc số:

Ví dụ:

 Số 102: 102 = 100 + 2

Do đó số 102 sẽ được đọc là: einhundertundzwei

 Số 118: 118 = 100 + 18

Do đó số 118 sẽ được đọc là: einhundertundachtzehn

g) Số từ 120 đến 999

Với các số từ 120 đến 999 để gọi tên ta sẽ phân tích như sau:

Số (120 đến 999) = Số đếm hàng trăm + số đếm hàng đơn vị + số đếm hàng chục

Cách đọc số:

Ví dụ:

 Số 232: 232 = 200 + 2 + 30

Do đó số 232 sẽ được đọc là: zweihundertzweiunddreißig

 Số 369: 369= 300 + 9 + 60

Do đó số 369 sẽ được đọc là: dreihundertneunundsechzig

Số thứ tự trong tiếng Đức

a) Số thứ tự từ 1 đến 19

Ta cần ghi nhớ các số thứ tự cơ bản từ 1 đến 19 như sau:

Với các số thứ tự từ 1 đến 19, đa số các số thứ tự sẽ tuân theo quy tắc gọi tên như sau, những trường hợp ngoại lệ sẽ được đề cập ở phía dưới:

Số thứ tự 1: der/die/das erste (ngoại lệ)

Số thứ tự 2: der/die/das zweite

Số thứ tự 3: der/die/das dritte (ngoại lệ)

Số thứ tự 4: der/die/das vierte

Số thứ tự 5: der/die/das fünfte

Số thứ tự 6: der/die/das sechste

Số thứ tự 7: der/die/das siebte (ngoại lệ)

Số thứ tự 8: der/die/das achte (ngoại lệ)

Số thứ tự 9: der/die/das neunte

Số thứ tự 10: der/die/das zehnte

Số thứ tự 11: der/die/das elfte

Số thứ tự 12: der/die/das zwölfte

Số thứ tự 13: der/die/das dreizehnte

Số thứ tự 14: der/die/das vierzehnte

Số thứ tự 15: der/die/das fünfzehnte

Số thứ tự 16: der/die/das sechzehnte

Số thứ tự 17: der/die/das siebzehnte

Số thứ tự 18: der/die/das achtzehnte

Số thứ tự 19: der/die/das neunzehnte

Chú ý:

Ở đây ta có 4 trường hợp ngoại lệ là số thứ tự 1, số thứ tự 3, số thứ tự 7 và số thứ tự 8 không tuân theo quy tắc trên.

Số thứ tự 1: der/die/das erste (chứ không phải là einste)

Số thứ tự 3: der/die/das dritte (chứ không phải là dreite)

Số thứ tự 7: der/die/das siebte (chứ không phải là siebente)

Số thứ tự 8: der/die/das achte (chứ không phải là achtte)

b) Số thứ tự từ 20 trở đi

Với các số thứ tự từ 20 trở đi, tất cả các số thứ tự sẽ tuân theo quy tắc gọi tên như sau:

Số thứ tự 20: der/die/das zwanzigste

Số thứ tự 21: der/die/das einundzwanzigste

Số thứ tự 22: der/die/das zweiundzwanzigste

Số thứ tự 23: der/die/das dreiundzwanzigste

Số thứ tự 24: der/die/das vierundzwanzigste

Số thứ tự 30: der/die/das dreißigste

Số thứ tự 40: der/die/das vierzigste

Số thứ tự 50: der/die/das fünfzigste

Số thứ tự 60: der/die/das sechzigste

Số thứ tự 70: der/die/das siebzigste

Số thứ tự 80: der/die/das achtzigste

Số thứ tự 90: der/die/das neunzigste

Số thứ tự 100: der/die/das einhundertste

Quán từ der, die, das đi với số thứ tự sẽ phụ thuộc với danh từ mà nó đi kèm

Ví dụ:

der erste Computer: máy tính đầu tiên

die erste Aufgabe: nhiệm vụ đầu tiên

das erste Haus: ngôi nhà đầu tiên

Chia đuôi số thứ tự

Tương tự như tính từ, số thứ tự cũng sẽ được chia đuôi ở các cách Nominativ, Akkusativ, DativGenitiv. Số thứ tự thường được sử dụng với quán từ xác định.

Ta nhắc lại bảng chia đuôi tính từ của quán từ xác định như sau:

NominativAkkusativDativGenitiv
Giống đựcder kleine Hundden kleinen Hunddem kleinen Hunddes kleinen Hundes
Giống cáidie kleine Katzedie kleine Katzeder kleinen Katzeder kleinen Katze
Giống trungdas kleine Mädchendas kleine Mädchendem kleinen Mädchendes kleinen Mädchens
Số nhiềudie kleinen Häuserdie kleinen Häuserden kleinen Häusernder kleinen Häuser

Ở trên ta đã đề cập công thức của số thứ tự từ 1 đến 19 và số thứ tự từ 20 trở đi nhưng đó chỉ là công thức ở trường hợp số thứ tự ở cách Nominativ.

Để tổng quát hơn ta xây dựng công thức chung cho 4 cách Nominativ, Akkusativ, DativGenitiv:

a) Công thức tổng quát của số thứ tự từ 1 đến 19 trong 4 cách trên như sau:

Các trường hợp đặc biệt như số thứ tự 1, 3, 7, 8 đã được trình bày ở trên.

b) Công thức tổng quát của số thứ tự từ từ 20 trở đi trong 4 cách trên như sau:

Ví dụ 1: Số thứ tự ở cách Nominativ

Das ist das vierte Mal. (Đây là lần thứ tư)

(Danh từ das Mal là danh từ giống trung và ở cách Nominativ)

Ví dụ 2: Số thứ tự ở cách Akkusativ

Gestern hat sie den dritten Sessel gekauft. (Hôm qua cô ấy đã mua chiếc ghế bành thứ ba)

(Danh từ der Sessel là danh từ giống đực và ở cách Akkusativ)

Ví dụ 3: Số thứ tự ở cách Dativ

Ich bin im fünften Semester. (Tôi đang ở kỳ học thứ năm)

(im = in + dem, danh từ das Semester là danh từ giống trung và ở cách Dativ)

Ví dụ 4: Số thứ tự ở cách Genitiv

Der Sohn des zweiten Mannes heißt Pedro. (Người con trai của người đàn ông thứ hai tên là Pedro)

(Danh từ der Mann là danh từ giống đực và ở cách Genitiv)

Cách đọc ngày tháng năm

Số thứ tự được dùng để đọc ngày.

Số đếm được dùng để đọc năm.

a) Ngày

Đối với cách đọc ngày, tùy vào từng trường hợp mà số thứ tự có thể ở cách Nominativ, AkkusativDativ. Riêng với cách Genitiv thì ít gặp hơn khi đọc ngày bằng số thứ tự. Ta vẫn áp dụng quy tắc chia đuôi số thứ tự như đã đề cập ở trên. Để hiểu rõ hơn, hãy quan sát các trường hợp sau đây.

1. Ngày ở cách Nominativ

Ví dụ:

Heute ist der vierte Juni. (Hôm nay là ngày mùng 4 tháng 6)

Der vierte ở cách Nominativ (vier + t + đuôi e ở cách Nominativ của danh từ giống đực)

2. Ngày ở cách Akkusativ

Ví dụ:

Heute haben wir Montag, den zweiten November. (Hôm nay chúng tôi có ngày thứ 2, mùng 2 tháng 11)

Den zweiten ở cách Akkusativ (zwei + t + đuôi en ở cách Akkusativ của danh từ giống đực)

3. Ngày ở cách Dativ

Ví dụ:

Das Meeting ist am dreiundzwanzigsten Dezember. (Cuộc họp vào ngày 23 tháng 12)

Am = an + dem, dem dreiundzwanzigsten ở cách Dativ (dreiundzwanzig + st + đuôi en ở cách Dativ của danh từ giống đực)

b) Tháng

Đối với cách đọc tháng có 2 cách đọc:

Cách 1: Đọc tháng thông thường như Januar (tháng 1), Februar (tháng 2),…, Dezember (tháng 12)

Cách 2: Đọc tháng theo số thứ tự như tháng thứ 1, tháng thứ 2,…, tháng thứ 12

Ở đây ta sẽ đi trình bày rõ ràng cả 2 cách đọc:

Cách 1: Cách đọc thông thường:

Tháng 1JanuarTháng 7Juli
Tháng 2FebruarTháng 8August
Tháng 3MärzTháng 9September
Tháng 4AprilTháng 10Oktober
Tháng 5MaiTháng 11November
Tháng 6JuniTháng 12Dezember

Cách 2: Cách đọc theo số thứ tự:

Tương tự như cách đọc ngày, tùy vào từng trường hợp mà số thứ tự có thể ở cách Nominativ, AkkusativDativ. Ta vẫn áp dụng quy tắc chia đuôi số thứ tự như đã đề cập ở trên.

1. Tháng ở cách Nominativ

Ví dụ:

Heute ist der vierte Juni. (Hôm nay là ngày mùng 4 tháng 6)

Thay vì nói Juni ta có thể nói là:

Heute ist der vierte Sechste. (Hôm nay là ngày mùng 4 tháng thứ 6)

Sechste ở cách Nominativ (Sechs + t + đuôi e ở cách Nominativ danh từ giống đực)

2. Tháng ở cách Akkusativ

Ví dụ:

Heute haben wir Montag, den zweiten November. (Hôm nay chúng tôi có ngày thứ 2, mùng 2 tháng 11)

Thay vì nói November ta có thể nói là:

Heute haben wir Montag, den zweiten Elften. (Hôm nay chúng tôi có ngày thứ 2, mùng 2 tháng thứ 11)

Elften ở cách Akkusativ (Elf + t + đuôi en ở cách Akkusativ danh từ giống đực)

3. Tháng ở cách Dativ

Ví dụ:

Das Meeting ist am dreiundzwanzigsten Dezember. (Cuộc họp vào ngày 23 tháng 12)

Thay vì nói Dezember ta có thể nói là:

Das Meeting ist am dreiundzwanzigsten Zwölften. (Cuộc họp vào ngày 23 tháng thứ 12)

(Am = an + dem, Zwölften ở cách Dativ (Zwölf+ t + đuôi en ở cách Dativ danh từ giống đực)

c) Năm

1. Những năm từ 2000 trở về trước ta sẽ đọc như sau:

Ví dụ:

Năm 1860: achtzehnhundertsechzig

Năm 1997: neunzehnhundertsiebenundneunzig

2. Những năm từ 2000 trở về sau ta sẽ đọc như sau:

Ví dụ:

Năm 2000: zweitausend

Năm 2008: zweitausendundacht

Sách “Ngữ pháp tiếng Đức giải thích đơn giản” dày 463 trang in màu tổng hợp đầy đủ kiến thức ngữ pháp từ A1 đến C1.

3 thoughts on “Tính từ_Bài 24: Số đếm và số thứ tự trong tiếng Đức (die Kardinalzahlen und die Ordinalzahlen)

  1. tuyết says:

    cảm ơn bạn đã nghĩ đến chúng tôi nhiều vậy, tôi đọc thấy hay và khá thuyết phục. bạn có thể bán lại cho tôi hoặc gửi qua mail cho tôi được không.tôi xin cảm ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bản đọc thử